Đối với Lãnh đạo xã: Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ
chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; tổ chức phổ biến,
quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển
đổi số.
Người đứng đầu cam
kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu
phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế
tuần hoàn; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo trong địa bàn mình phụ
trách.
Lãnh đạo UBND cấp
xã chỉ đạo, lên kế hoạch triển khai chi tiết và chịu trách nhiệm chính về việc
thực hiện các nội dung trong triển khai chuyển đổi số cấp xã. Chủ động tìm hiểu
về các nội dung chuyển đổi số gắn liền với cấp xã, tìm các nội dungchuyển đổi
số phù hợp với tình hình, đặc thù kinh tế, xã hội của địa phương.
Xác định cụ thể
chuyển đổi số cấp xã là một quá trình, không phải là một đích đến” từ đó thường
xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về chuyển đổi số.
Thành lập Ban chỉ
đạo chuyển đổi số cấp xã với thành phần là các cán bộ, đơn vị trực thuộc để chỉ
đạo, giám sát các công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã, thường xuyêntổ chức
giao ban, trao đổi để tháo gỡ, giải quyết các khó khăn vướng mắc, cũng như thúc
đẩy các nội dung đã triển khai tốt.
Tích cực, chủ động
thay đổi nhận thức và thói quen làm việc của cán bộ, công chức xã để tiếp cận
và ứng dụng công nghệ số trong mô hình mới. Xây dựng báo cáo thường xuyên, chi
tiết về việc chuyển đổi số của UBND cấp xã phục vụ báo cáo các cấp, đưa việc thực
hiện chuyển đổi số của các cán bộ vào thành nội dung đánh giá thi đua, khen
thưởng của cán bộ hàng năm.
Phối hợp với các
chương trình của huyện, tỉnh/thành phố để nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho
cán bộ công chức và Lãnh đạo UBND xã, chủ động thực hiện các nội dung trong mô
hình thuộc trách nhiệm của chính quyền.
Thực hiện tuyên
truyền, phổ biến đến từng nhà, từng người dân trong xã hiểu được ý nghĩa của
việc thí điểm triển khai mô hình chuyển đổi số cấp xã qua các kênh giao tiếp
của UBND cấp xã (hệ thống loa, trang thông tin điện tử, nhóm zalo, v.v...).
Chủ động huy động,
thu hút, kêu gọi các nguồn lực xã hội cùng chung tay hỗ trợ, bảo trợ, thí điểm
các nội dung mới để xây dựng mô hình chuyển đổi số cấp xã(doanh nghiệp công
nghệ số, hội, hiệp hội công nghệ thông tin, các doanh nghiệp phát triển trong
xã, ...).
Đối với Tổ chức
chính trị và xã hội trên địa bàn xã:
Đóng vai trò nòng
cốt trong công tác tuyên truyền vận động người dân trong xã tham gia vào việc
chuyển đổi số cấp xã.
Hướng dẫn người dân
trong xã sử dụng thiết bị di động thông minh để khai thác các dịch vụ mà chính
quyền cung cấp (khai nộp thủ tục hành chính, tra cứu kết quả xử lý thủ tục hành
chính, khai thác thông tin chính quyền cung cấp trên môi trường số, hướng dẫn
người dân truy cập Internet và khai thác thông tin tại điểm bưu điện văn hóa
xã, ...)
Hỗ trợ người dân,
hộ kinh doanh, chính quyền quảng bá hình ảnh, thông tin về sản phẩm, dịch vụ,
nét văn hóa của xã trên môi trường mạng, trên các sàn thương mại điện tử.
Thường xuyên tham
mưu cho chính quyền xã, chính quyền các cấp về các mô hình ứng dụng công nghệ
số, cách thức triển khai, các cách làm hay để thay đổi cách quản lý, hoạt động
của chính quyền xã.
Thúc đẩy người dân
sử dụng các công nghệ trong từng lĩnh vực cốt yếu, quan trọng trong mô hình
triển khai chuyển đổi số cấp xã.
Đối với Cán bộ,
công chức xã
Thực hiện các chỉ
đạo, định hướng, chủ trương về chuyển đổi số. Áp dụng các giải pháp công nghệ
đã được triển khai một cách hiệu quả. Nâng cao nhận thức, tư duy về công nghệ.
Khi gặp các vấn đề, luôn tự đặt câu hỏi “các vấn đề này có thể giải quyết bằng công
nghệ được không” để từ đó tạo được các giải pháp, xử lý các vấn đề bằng công
nghệ số.
Tham gia các chương
trình đào tạo của nhà nước về chuyển đổi số. Học tập và nâng cao các kỹ năng về
công nghệ để đề xuất, áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề của địa bàn một
cách hiệu quả hơn.
Đối với Bí thư, Trưởng bản, chi hội trưởng các chi hội đoàn thể
Tuyên truyền, hướng
dẫn cho người dân áp dụng các giải pháp số và đưa các nền tảng số vào các hoạt
động thường nhật.
Đối với các hộ gia
đình
Chủ động, tích cực
tham gia tập huấn, sử dụng các nền tảng số. Thực hiện các hoạt động như thủ tục
hành chính qua môi trường mạng, tiến hành thanh toán điện tử đối với các dịch
vụ thiết yếu như điện, nước...
Đối với các hộ sản xuất, kinh doanh:
Sẵn sàng thay đổi
phương thức trao đổi và bán hàng trên nền tảng số. Có sự chuẩn bị tốt về chất
lượng, số lượng sản phẩm, đưa uy tín chất lượng lên hàng đầu để tạo niềm tin và
xây dựng được thương hiệu hộ gia đình.
Tích cực tuyên
truyền, vận động các hộ gia đình khác cùng tham gia phát triển kinh tế số, lan
tỏa các thông tin, thông điệp tích cực trên mạng xã hội Facebook, Zalo cá nhân.
Đối với Người dân:
Xét cho cùng,
chuyển đổi số là phục vụ người dân. Mỗi người dân trở thành công dân số thì
chuyển đổi số mới thành công. Do vậy, chuyển đổi số mang ý nghĩa của một cuộc
cách mạng toàn dân. Khi toàn dân cùng tham gia, các công nghệ số, cách giải phù
hợp sẽ được tìm ra và vì thế chuyển đổi số sẽ thành công.
Mỗi người dân cần
chuẩn bị:
► Không ngừng học
hỏi, không ngừng nâng cao nhận thức, mỗi ngày mỗi người tự
học cho mình những
điều mới.
► Nếu có điều chưa
biết, hãy tìm hiểu, học hỏi và học từ những người xung quanh,
từ những gì đã có
sẵn, được chia sẻ từ những địa chỉ tin cậy.
► Nếu có gì đã
biết, đã tâm đắc, hãy hướng dẫn, chia sẻ với những người xung quanh.
► Người trẻ hướng
dẫn người già và trẻ em. Người biết nhiều hướng dẫn người biết ít, người biết
ít hướng dẫn người chưa biết.
► Việc hướng dẫn,
chia sẻ với mọi người kỹ năng số là giúp cho chính mình có có một thế giới số
an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.
► Việc hướng dẫn, chia sẻ với mọi người kỹ năng số là giúp cho chính mình có có một thế giới số an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.